Nhiều mẹ tin vào miếng dán hạ sốt, còn nhiều mẹ thì chưa một lần dùng miếng dán này cho con? Vậy, miếng dán hạ sốt cho trẻ có thực sự giúp trẻ hạ sốt hay không.
Các em nên nhớ, miếng dán hạ sốt được quảng cáo có tác dụng tán nhiệt. Hầu hết, thành phần cấu tạo chính của miếng dán này là hydrogel, hợp chất này không tan trong nước nhưng lại có khả năng hút nước ở vùng mà các em dán lên, chẳng hạn như trán, bẹn, nách… của con.
Về nguyên lý hoạt động, miếng dán y tế này sẽ hấp thu nhiệt và phân tán nhiệt nơi được dán ra ngoài. Vì thế, ngay khi dán lên con sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế sản phẩm này chỉ có tác dụng hạ sốt ngay thời điểm dán. Còn về lâu dài nhiệt độ vẫn nhanh chóng trở về như ban đầu. Nghĩa là con lại sốt lại từ đầu.
 Về nguyên lý hoạt động, miếng dán y tế này sẽ hấp thu nhiệt và phân tán nhiệt nơi được dán ra ngoài. Vì thế, ngay khi dán lên con sẽ cảm thấy rất dễ chịu
Tóm lại, nhiều mẹ hiểu sai về khái niệm miếng dán giúp hạ sốt. Hay nói thẳng ra, miếng dán y tế giúp hạ sốt không… hạ sốt. Ngược lại, nó còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm dưới đây:
Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh, vì thế không đem lại hiệu quả giảm sốt cho trẻ em. Theo WHO, không nên sử dụng các phương pháp kiểu này cho trẻ, có thể gây biến chứng thân nhiệt.
– CÓ THỂ GÂY CO GIẬT: Nhiều mẹ sử dụng miếng dán nhằm mong hạ sốt và thấy tác dụng nhanh. Tuy nhiên, hiệu quả của miếng dán này chỉ tức thời, “đánh lừa” cảm giác người dùng. Do đó nếu phụ huynh dùng cho trẻ và tin vào tác dụng, không đem trẻ đi khám sẽ khá nguy hiểm, có thể gây co giật khi tăng nhiệt độ.
– LÀM HẠI DA: Da của trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng. một số loại có chứa thêm tinh dầu bạc hà có khả năng làm mát da, nhưng sẽ gây kích ứng, ngứa ngáy khó chịu cho bé
                                     Miếng dán hạ sốt có thể gây tác dụng ngược
ẢNH HƯỞNG HỆ HÔ HẤP: Một số miếng dán giúp hạ sốt có thêm thành phần menthol, hợp chất này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu trẻ đang bị viêm phổi , sử dụng miếng dán này có thể gây tổn thương phổi nhiều hơn.

Hướng dẫn sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ?

Trẻ em thường xuyên bị sốt, đây là một phản ứng của cơ thể rất bình thường. Trường hợp nếu trẻ bị sốt cao, mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng của bác sĩ chuyên khoa. Trong thời gian chờ thuốc giúp hạ sốt, mẹ có thể sử dụng miếng dán như một liệu pháp tạm thời để giúp bé thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc dùng cần lưu ý một số điều như sau.
                   Khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho con, cần phải đo thân nhiệt con thật kỹ
– Trước khi dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về thời gian, cách dùng và độ tuổi.
– Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về miếng dán này.
– Nên mua miếng dán giúp hạ sốt tại các bệnh viện, tiệm thuốc lớn. Tránh mua ở chợ, các cửa hàng tạp hóa.
– Không dán miếng dán này ở các vị trí vết thương hở hoặc vị trí bé đã tiêm chủng.
– Nếu bé đang có vấn đề về hệ hô hấp thì không nên dùng sản phẩm này.
– Khi sử dụng mẹ cần theo dõi bé thường xuyên. Nếu bé có biểu hiện phản ứng bất thường cần ngưng sử dụng và đi khám tại các cơ sở y tế.
Xem thêm: Video hướng dẫn hạ sốt cho trẻ chuẩn WHO
https://youtu.be/cECEwentpJM
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x